Danh sách Blog của Tôi

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

HƯỚNG DẪN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN K42 KTQD



HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỔNG HỢP
http://baocaothuctapketoan.blogspot.com

1. Thầy trích dẫn bản kế hoạch thực tập tốt nghiệp của Khoa:
Thực tập tổng hợp: sinh viên nghiên cứu khái quát về những vấn đề quản lý chung nơi thực tập: lịch sử phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển, các mặt quản lý: tài chính, nhân lực, nghiên cứu và phát triển, marketing, sản xuất, những vấn đề nổi cộm cần nghiên cứu kỹ trong tổ chức. Kết quả của thực tập tổng hợp là Bản báo cáo tổng hợp, trong đó phản ánh những nội dung đó nghiên cứu. Độ dài của Báo cáo tổng hợp khoảng 15-20 trang. Điểm báo cáo tổng hợp chiếm 30% điểm thực tập tốt nghiệp.
2. Thầy hướng dẫn cụ thể hơn:
Trong kế hoạch thực tập của Khoa mà thầy đã gửi cả nhóm từ đầu cũng nói rất kỹ về giai đoạn thực tập tổng hợp như trên. Tuy nhiên trong nhóm cũng nhiều bạn còn chưa hiểu kỹ nên thầy nói cụ thể hơn 1 số nội dung:
a) Về mục đích của Báo cáo tổng hợp:
- Để người đọc biết một cách tổng quan về cơ quan thực tập
- Giai đoạn thực tập tổng hợp để sinh viên nắm được tình hình thực tế của cơ quan thực tập, từ đó xác định đề tài tốt nghiệp.
b) Về nội dung báo cáo tổng hợp: Báo cáo tổng hợp phải có đủ các nội dung như trong hướng dẫn của Khoa:
Lịch sử phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển, các mặt quản lý: tài chính, nhân lực, nghiên cứu và phát triển, marketing, sản xuất, những vấn đề nổi cộm cần nghiên cứu kỹ trong tổ chức.
c) Về độ dài và bố cục:
- Độ dài: khoảng 20-25 trang
- Bố cục: Không có quy định chung về bố cục, chỉ cần có đầy đủ các nội dung trên
Tuy nhiên theo thầy có thể gợi ý về bố cục theo 3 nội dung chính
            + Phần 1: Tổng quan: Bao gồm: Tên cơ quan, tên cơ quan chủ quản, những đơn vị trực thuộc, địa chỉ, tài khoản, quá trình phát triển, lĩnh vực và ngành nghề hoạt động (hoặc chức năng nhiệm vụ - đối với cơ quan Nhà nước), các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan, chiến lược phát triển trong dài hạn. Đối với cơ quan Nhà nước là tổng quan về xã (Huyện, Tỉnh), vị trí địa lý, dân cư,...
            + Phần 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức; chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phậnnhân sự và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và các chức danh trong cơ cấu tổ chức; mối quan hệ làm việc giữa các bộ phận và cá nhân; số lượng và chất lượng nguồn nhân lực (theo các phòng ban, theo trình độ, giới tính,...),... Đối với cơ quan Nhà nước là số lượng, chất lượng cán bộ của cơ quan.
            + Phần 3: Giới thiệu khái quát về các mặt quản lý: quản lý tài chính, quản lý marketing, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự (tuyển dụng, bố trí, đào tạo-bồi dưỡng, cơ chế lương – thưởng – phụ cấp, các chế độ đãi ngộ khác), quản lý chất lượng và những vấn đề nổi cộm cần nghiên cứu. Trong phần này chú ý nêu kết quả hoạt động sản xuất kinh trong những năm gần đây trên những chỉ tiêu chính. Đối với cơ quan Nhà nước là các chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt được trong những năm gần đây, hoặc kết quả việc thực hiện các chức năng của cơ quan Nhà nước đó.
Trong phần 3 này, sau khi thực tập và nắm bắt được về đơn vị thực tập, nêu rõ những vấn đề nổi cộm cần giải quyết của cơ quan thực tập, và từ đó nêu đề tài dự kiến cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
d) Về hình thức:
Theo hình thức của chuyên đề thực tập (trong kế hoạch hướng dẫn), thay phần chuyên đề thực tập tốt nghiệp bằng Báo cáo tổng hợp. Ghi tên cơ quan thực tập.
Kết thúc giai đoạn thực tập tổng hợp, sinh viên nộp báo cáo tổng hợp và đề cương chuyên đề (dài 1-2 trang, đã xác định tên đề tài)


HƯỚNG DẪN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1- Chọn đề tài
- Chuyên đề theo sở thích gắn với những kiến thức ngành quản lý đã học.
- Chuyên đề hướng tới giải quyết những tồn tại, yếu kém nào đó trong quản lý của 1 cơ quan, 1 tổ chức hoặc 1 doanh nghiệp.
- Chuyên đề gắn với một vấn đề cần được nghiên cứu tại cơ sở thực tập phù hợp với ngành Quản lý
Ví dụ:
+ Lập kế hoạch sản xuất, tài chính, marketing, nhân công,..;
+ Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp nhân sự;
+ Công tác tiền lương, thưởng, phụ cấp, chế độ phúc lợi, điều kiện làm việc;
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, kiểm tra kiểm soát nhân viên, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các quy định và chính sách,...
- Chuyên đề cần rõ ràng và cụ thể, tránh chung chung quá rộng.
2. Viết chuyên đề:
- Trong quá trình viết chuyên đề sinh viên có thể sử dụng nhiều tài liệu tham khảo kể cả chuyên đề, luận văn của khoá trước nhưng không được sao chép, nếu có trích dẫn hoặc tham khảo phải sử dụng footnote và ghi rõ nguồn trích dẫn, tham khảo ở cuối trang.
- Về kết cấu chuyên đề: ngoài phần giới thiệu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, chuyên đề cú thể được kết cấu thành 3 chương:
+ chương I: hệ thống hoá ngắn gọn những nội dung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu (khoảng 10-15 trang).
+ chương II: phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu (khoảng 20 trang).
+ chương III: giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp (khoảng 10-15 trang).
- Về nội dung: tập trung chủ yếu vào chương II và chương III.
- Về tài liệu tham khảo: mỗi chuyên đề phải có ít nhất 10 tài liệu tham khảo, được ghi theo đúng mẫu:
+ Đối với giáo trình: cơ quan xuất bản - tên giáo trình- tên chủ biên - nhà xuất bản - năm và nơi xuất bản.
+ Đối với sách tham khảo: tên tác giả - tên sách - nhà xuất bản - năm và nơi xuất bản.
+ Đối với tạp chí: tên tạp chí - số, tháng - bài - tên tác giả.
+ Đối với báo: tên báo, số, tháng, ngày - bài - trang, tác giả.


Ms. Hà – 0973887643

Mail: duonghakt68@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét